Chiều 7.12,àNộicólôcốttrênđườnggiaothôngngàycàngùntắdavid alaba tại kỳ họp thứ 14, HĐND TP.Hà Nội đã tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực giao thông đô thị, trong đó có nội dung đầu tư cho hạ tầng giao thông, giảm ùn tắc. Tham gia chất vấn, đại biểu Nguyễn Thanh Bình (Q.Tây Hồ) cho biết, mức độ thực hiện quy hoạch GTVT rất thấp, nguồn lực đầu tư dự án giao thông của thành phố cũng có hạn.
Tuy nhiên, thực tế còn nhiều công trình giao thông chậm tiến độ và ảnh hưởng đến đời sống dân sinh. Nhiều dự án chưa được ưu tiên đầu tư nên chưa tập trung hoàn thành để khép kín các đường vành đai, cải thiện giao thông công cộng.
"Vậy trong quá trình thẩm định các dự án, sở GTVT đã có tham mưu như thế nào với UBND thành phố để tập trung đầu tư có hiệu quả, thứ tự ưu tiên ra sao? Trách nhiệm của sở với dự án chậm thi công?", đại biểu Bình chất vấn.
Trả lời đại biểu, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, qua rà soát, các chỉ tiêu quy hoạch giao thông trên địa bàn thành phố mới thực hiện dưới 50%, các dự án đường sắt đô thị mới chỉ đạt 6,5%.
"Tốc độ phát triển hạ tầng giao thông hiện tăng 0,5%/năm, trong khi tốc độ phát triển phương tiện cá nhân tăng gấp 10 lần, từ 4 - 5%/năm. Do đó, việc xây dựng hạ tầng luôn chới với đuổi theo tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân, là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông", ông Thường cho hay.
Theo ông Thường, trong giai đoạn trước đây, việc triển khai đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công tại một số tuyến đường có tình trạng dàn trải, thiếu đồng bộ và chậm triển khai. Cụ thể như đường Vành đai 2,5 có chiều dài 19,4 km được chia làm 13 đoạn; QL21B dài 41 km được chia làm 13 đoạn; QL1A phía nam cũng chia làm 11 đoạn...
Tổng mức đầu tư cho toàn bộ nhu cầu về hạ tầng giao thông của thành phố là khoảng hơn 1,6 triệu tỉ đồng; trong khi đó, tại HĐND thành phố 2 nhiệm kỳ, từ 2016 - 2025, mới dự kiến bố trí 280.000 tỉ đồng.
"Trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025, thành phố bố trí cho 224 dự án với tổng kinh phí 127.000 tỉ đồng, tăng 250% về số vốn nhưng số dự án chỉ tăng 5% so với giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện dứt điểm, giảm dàn trải ra nhiều dự án", ông Thường chia sẻ thêm.
Về nguyên tắc đầu tư, ông Thường cho biết, thành phố đang chỉ đạo theo hướng số lượng dự án phù hợp với khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn và bảo đảm tính khả thi trong thực hiện. Các dự án chuyển tiếp giai đoạn này phải hoàn thành và chuẩn bị điều kiện cho các giai đoạn trung hạn.
Thành phố cũng cố gắng thực hiện đầu tư trọn gói dự án và tập trung đầu tư dự án hoàn thiện kết nối giao thông, giải tỏa ùn tắc, khắc phục các "điểm đen" tai nạn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Về thứ tự ưu tiên, thành phố dành quan tâm hàng đầu cho các dự án cấp bách, trọng điểm, các đường vành đai hướng tâm, đường sắt đô thị; hoàn thiện dứt điểm các hầm chui, cầu vượt tại những nút quá tải và có tình trạng ùn tắc...
"Năm 2022, trên địa bàn thành phố có 34 điểm ùn tắc, nhưng đến năm 2023 có 37 điểm. Thành phố ngày càng ùn tắc hơn, đặc biệt là giai đoạn cuối năm", ông Thường nói và cho biết, trên địa bàn hiện có 100 dự án đang quây tôn. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông.
Theo ông Thường, sang tuần tới, sở GTVT và Công an TP.Hà Nội sẽ họp bàn quy chế phối hợp để tăng cường lực lượng đến phân luồng phương tiện giảm ùn tắc tại 326 điểm.